Untitled Page
  "Kỹ thuật cao, chất lượng cao, hiệu quả cao"
Lượt truy cập: 432551
Đang trực tuyến: 6
                  Đề Án 06 
+ Lời giải từ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm  
+ 3 cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy trong khám chữa bệnh 
+ Tài liệu tuyên truyền quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử 
+ Thông tin cần biết về đề án 06, chuyển đổi số nền tảng kiến tạo
 
 
 
 
CHĂM SÓC MẮT CỘNG ĐỒNG: TẦM SOÁT ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ MẮT GÂY MÙ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA ĐƯỢC

AN GIANG HƯỞNG ỨNG NGÀY THỊ GIÁC THẾ GIỚI - 12.10.2017

Hàng năm đến ngày thứ năm, tuần thứ hai của tháng 10 là ngày được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Quốc tế về phòng chống mù lòa (IAPB) chọn là Ngày Thị giác thế giới (World Sight Day), năm nay là ngày thứ năm, 12 tháng 10 năm 2017. Đây là năm thứ 15, cùng với cả thế giới, Việt Nam ta tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới. Với chủ đề Ngày Thị giác thế giới năm nay là  “Hãy thực hiện tầm nhìn”.

Ngày Thị giác thế giới là sự kiện truyền thông quan trọng nhất trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ mắt. Đây là thời gian tuyệt vời để mọi gia đình bệnh nhân về mắt tham gia với thế giới rộng lớn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuổi thọ dân số trên thế giới ngày càng tăng, thì giảm thị lực và mù từ những bệnh mạn tính cũng tăng. Khoảng 80% trong số 45 triệu người giảm thị lực trên thế giới là trên 50 tuổi. Khoảng 90% người mù và giảm thị lực thuộc các quốc gia có thu nhập thấp, nơi có dân số người cao tuổi cao, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, tất cả họ phải đối mặt với những khó khăn để có được sự chăm sóc sức khoẻ mắt cần thiết.

Tuy nhiên, nhiều bệnh liên quan đến tuổi tác dẫn đến mù lòa, như đục thủy tinh thể, chấn thương, tăng nhãn áp, đái tháo đường…có thể được phòng ngừa hoặc điều trị một cách dễ dàng và ít tốn kém. Điều quan trọng là người bệnh có được sự can thiệp sớm, kịp thời để có thể mang lại hiệu quả  điều trị cao, giúp phục hồi tốt thị lực.

“Ngày Thị giác thế giới” là ngày có một ý nghĩa rất lớn, nó thúc dục mỗi người dù ở mọi độ tuổi, không phân biệt nghề nghiệp, mọi vị trí trong xã hội, hãy quan tâm chăm sóc sức khỏe thị giác, vì “có sáng mắt là có tất cả”.

Trên thế giới, ước có khoảng 285 triệu người bị suy giảm thị lực và mù, trong số này có khoảng 39 triệu người mù và 246 triệu người có thị lực thấp, khoảng 19 triệu trẻ em bị giảm thị lực. Trong đó 65% người có thị lực thấp thuộc nhóm tuổi trên 50, nhóm tuổi này ở nhiều quốc gia ngày càng tăng, nên có nhiều người sẽ có nguy cơ cơ giảm thị lực liên quan tuổi. Một phần lớn người mù khoảng  90% là ở các Quốc gia đang phát triển, điều kiện chăm sóc mắt còn hạn chế. Tuy nhiên hơn 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được.

Vì vậy, nhầm mục đích để nâng cao nhận thức và giáo dục người dân về các vấn đề liên quan đến mù lòa và suy giảm thị lực, tầm quan trọng của mục tiêu thị giác 2020: “Quyền được nhìn thấy”, và là vấn đề sức khỏe cộng đồng quốc tế, rất cần sự chung tay giúp sức từ mọi người trong xã hội.

Để thúc đẩy chính phủ và ngành y tế các nước trên toàn thế giới hiểu  rõ các vấn đề và quan tâm hơn nữa về phòng chống mù loà.

Các nỗ lực phòng chống mù lòa của cả thế giới trong thời gian qua đã đạt được kết quả đáng kể, nhất là trong 20 năm qua đã giảm được nhiều số người mù do nguyên nhân nhiễm trùng, và đã giảm tỉ lệ mù lòa toàn cầu ở người trên 50 tuổi còn dưới 3 %. Mục tiêu chung đến năm 2018 là giảm tỉ lệ mù lòa toàn cầu ở người trên 50 tuổi thêm 25% (nghĩa là xuống còn 2,35%).

Ở Việt Nam, hiện có khoảng 2 triệu người mù, 2/3 trong số đó không có điều kiện để điều trị hoặc không biết bệnh mình có thể chữa được. Riêng An Giang ước tính hiện có khoảng 11.000 người mù (chiếm tỷ lệ khoảng 0,5% dân số). Gần 50% trong số đó thiếu kiến thức về chăm sóc và bảo vệ mắt, không biết rằng bệnh của mình có thể chữa được, và 20% trong số người mù không có tiền để điều trị để phục hồi lại thị lực. Đây thực sự là con số đáng quan tâm trong công tác phòng chống mù lòa của Tỉnh.

Theo đánh giá của Tổ chức y tế thế giới(WHO) thì chiến lược phòng chống mù lòa và phục hồi thị lực là can thiệp hiệu quả kinh tế nhất trong chăm sóc sức khỏe. Do đó chúng ta rất cần quan tâm và chăm sóc sức khỏe mắt.

Các nguyên nhân gây giảm thị lực và mù hiện nay, hàng đầu vẫn là bệnh đục thuỷ tinh thể, cùng với các nguyên nhân do biến chứng về mắt của các bệnh thời đại như bệnh Đái tháo đường, Cao huyết áp..ngày càng tăng cao. Đặc biệt là “Cận thị học đường” đang trở thành mối quan tâm lo lắng của nhiều bậc phụ huynh, trở thành một vấn đề xã hội đáng báo động.

Trong kế hoạch phòng chống mù loà 2017-2020 của Ban Chỉ đạo phòng chống mù loà tỉnh An Giang là tập trung vào 4 nhóm nguyên nhân chính sau:

  • Đục thủy tinh thể
  • Tật Khúc xạ 
  • Bệnh võng mạc đái tháo đường
  • Bệnh Glôcôm

Để thực hiện được mục tiêu của kế hoạch đề ra, nhiều năm qua Tỉnh An Giang đã không ngừng xây dựng đội ngũ thầy thuốc nhãn khoa có thể thực hiện hầu hết các kỹ thuật nhãn khoa tiên tiến hiện nay, từ những kỹ thuật đơn giản đến phức tạp…mà đầu tàu là Khoa Mắt -BV Mắt-TMH-RHM An Giang đã được đầu tư nhiều trang thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại như: máy sinh hiển vi, javal kế, máy siêu âm mắt A-B, máy Laser-yag, máy chụp hình đáy mắt, đặc biệt điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể bằng máy Phaco. Hiện bệnh viện đã trang bị mới máy chụp cắt lớp võng mạc(OCT) và máy Laser quang đông võng mạc để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý võng mạc như bệnh võng mạc đái tháo đường. Là một bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của tỉnh, bệnh viện không ngừng phát triển kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng điều trị, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân trong tỉnh và trong khu vực.

Nhân dịp cả thế giới kỷ niệm Ngày thị giác này, chúng tôi kêu gọi mọi người dân, mọi tổ chức và cá nhân trong tỉnh An Giang hãy cùng tham gia vào hoạt động phòng chống mù lòa, bằng những hành động thiết thực của mình, nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của mọi người dân về phòng chống mù loà, cùng Bệnh viện Mắt-TMH-RHM An Giang nói riêng và ngành Mắt Việt Nam phấn đấu thực hiện mục tiêu thị giác 2020: “Quyền được nhìn thấy”, mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế, quyết tâm hạ thấp tỷ lệ mù lòa trong dân số xuống dưới 0,3% vào năm 2020.


BS.CK2. Trần Tuấn Huy-PGĐ BV Mắt-TMH-RHM An Giang
Thông tin cùng nhóm
Ký sinh trùng ở mắt có liên quan đến ốc bưu vàng
 

Ngày 30/3/2011, Bác sỹ khoa Đáy mắt Bệnh viện Mắt TPHCM đã phẫu th....

Những điều cần biết về bệnh mắt hột
 

Bệnh mắt hột chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân tới khám tạ....

Bệnh Glaucoma và cách điều trị
 
Glaucom là một tình trạng bệnh lý tại mắt gây tổn thương tiến triển thị thần kinh, nếu không được ch....
Ðau mắt đỏ, dùng thuốc thế nào cho đúng?
 

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, phát triển thành dịc....

Nhỏ thuốc tùy tiện có thể gây mù
 

Tùy tiện nhỏ mắt bằng corticoid (nhóm thuốc kháng viêm, chống dị ứn....

Khô mắt, bệnh lý thời hiện đại
 

Những tưởng chỉ có trẻ em thiếu dinh dưỡng, người cao tuổi bị khô mắt, bây ....

Giữ gìn đôi mắt đẹp
 
Làm việc với máy tính lâu dài có thể làm cho....
Hàng triệu học sinh có nguy cơ mù loà
 

Đáng báo động là tật khúc xạ đang có chiều hướng gia tăng đ....

Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở TP.HCM
 

Enterovirus và adenovirus là hai tác nhân chính g&ac....

Mọi người cần quan tâm và chăm sóc mắt
 

Ngày thứ năm, tuần thứ hai của tháng 10 hàng năm là ngày đư....

12
 
   
   
Trang chủ | Giới thiệu | Chuyên khoa | Dịch vụ | Tin tức | Liên hệ| DSLHKB
© BV Mắt - TMH - RHM An Giang
Designed by TVN