Untitled Page
  "Kỹ thuật cao, chất lượng cao, hiệu quả cao"
Lượt truy cập: 440070
Đang trực tuyến: 5
                  Đề Án 06 
+ Lời giải từ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm  
+ 3 cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy trong khám chữa bệnh 
+ Tài liệu tuyên truyền quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử 
+ Thông tin cần biết về đề án 06, chuyển đổi số nền tảng kiến tạo
 
 
 
 
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CẮT AMIDAN

Viêm amiđan

I.   MỤC ĐÍCH :

  • Theo dõi phát hiện chảy máu.
  • Chống nhiễm khuẩn
  • Giảm đau
  • Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân

II. CHUẨN BỊ:

  1. Nơi thực hiện: Tại giường bệnh
  2. Dụng cụ:
  • Các dụng cụ để chăm sóc theo dõi người bệnh:

+ Khay quả đậu hoặc khăn giấy

+ Nhiệt độ, huyết áp, đồng hồ đếm mạch.

+ Nước đá đập thành viên nhỏ.

+ Khăn vải, túi chườm lạnh.

  • Các dụng cụ cấp cứu chuẩn bị sẳn:

+ Bộ cầm máu Amidan.

+ Thuốc (cầm máu, giảm đau, dịch truyền).

  • Chú ý: không dùng thuốc giảm đau Aspirin hoặc cùng họ của nó vì gây chảy máu.
  • Người bệnh:

Trước khi mổ:

     + Giải thích về phẫu thuật thuật, để người bệnh yên tâm, tránh stress gây bất lợi.

     + Hướng dẫn người bệnh vệ sinh cá nhân, răng miệng.

     + An thần, nghỉ ngơi yên tĩnh tối hôm trước khi cắt Amidan.

  • Nhân viên y tế:

         Điều dưỡng: mang trang phục y tế gọn gàng, thái độ ân cần niềm nở.

III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

  1. Theo dõi, phát hiện, xử trí khi người bệnh bị chảy máu và tránh gây chảy máu cho người bệnh:
  • Tư thế người bệnh: Từ buồng phẫu thuật sang buồng hậu phẫu:
  • Để người bệnh nằm nghiêng sang một bên trên giường bệnh, tư thế thoải mái.
  • Đầu người bệnh được kê gối thoải mái, nhưng không cao, dùng một khay quả đậu hoặc khăn giấy hứng sát miệng, hướng dẫn người bệnh hé miệng cho dịch trong miệng tự do chảy vào khay quả đậu hoặc khăn giấy,dặn người bệnh không được nuốt trong thời gian 3 giờ đầu sau cắt amidan.
  • Theo dõi:

     Theo dõi dịch trong khay quả đậu hoặc khăn giấy.

  • Nếu chỉ có nước dãi trong hoặc hồng nhạt là tại vết mổ không chảy máu.
  • Nếu trong khay quả đậu hoặc khăn giấy có nước dãi lẫn nhiều máu tươi: là chảy máu sau cắt amidan
  • Theo dõi thấy mạch nhanh, HA giảm ( trình bác sĩ).
  • Xử trí máu chảy:
  • Lấy nước đá cho người bệnh ngậm, bảo người bệnh nhẹ nhàng đùa nước đá tan và chất xuất tiết ra khay hoặc khăn giấy.
  • Đồng thời dùng túi chườm lạnh chườm vào vùng cạnh cổ sát góc hàm trong thời gian 5 – 10 phút nếu không  giảm báo cáo bác sĩ để tiêm thuốc cầm máu.
  • Theo dõi: mạch, nhiệt độ, huyết áp, quan sát tình trạng người bệnh (da, niêm mạc) 1 giờ/lần trong 3 giờ đầu, sau đó 3 giờ 1 lần trong 24 giờ.
  • Chú ý đối với trẻ em:
  • Nếu mạch nhanh nhỏ, thờ ơ với ngoại cảnh, biểu hiện của mất máu cấp, báo cáo bác sĩ ngay để xử trí. Đặt đường truyền tĩnh mạch bù lại khối lượng tuần hoàn (theo y lệnh). Nguyên nhân do trẻ nuốt máu vào dạ dày không đùa ra được, trẻ có thể chướng bụng và nôn ra máu màu nâu hoặc màu đỏ tươi, cần theo dõi sát để phát hiện sớm, tránh để xảy ra tình trạng này.
  1. Chống nhiễm khuẩn, giảm đau:
  • Thực hiện kháng sinh theo y lệnh
  • Hướng dẫn người bệnh dùng nước muối 5% để xúc miệng sau mỗi lần ăn: chuẩn bị nước muối 5% vừa đủ cho 2 – 3 lần tráng miệng, cho người bệnh ngụm một lượng nước muối vừa đủ bảo người bệnh  từ từ ngửa cổ để nước muối xuống được vùng hốc Amidan rồi làm động tác ngược lại là há miệng cho nước chảy ra khay quả đậu (tránh xúc mạnh gây chảy máu). Người bệnh làm như thế từ 2 -3 lần sau mỗi lần ăn.
  • Sau khi cắt amidan (đã thoát mê) người bệnh sẽ thấy đau, đau có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần đầu nhưng giảm dần và hết hẳn. Nếu người bệnh đau quá có thể chườm lạnh cạnh cổ, thực hiện y lệnh thuốc giảm đau theo y lệnh.
  • Trường hợp đau tăng lên và sốt phải đến bệnh viện khám lại.
  1. Chế độ dinh dưỡng:
  • Sau cắt Amidan 3 giờ không chảy máu, điều dưỡng hướng dẫn người nhà cách cho uống sữa
  • Phương pháp cho người bệnh uống sữa (hoặc nước cháo, nước đường):

+ Cho uống sữa lạnh trong 3 ngày đầu: lấy khoảng 150 - 200ml sữa cho vào cốc.

+ Đỡ người bệnh ngồi dậy cho uống từ từ, liên tục từ 2 – 3 hơi dài hết lượng sữa, tránh uống từng ngụm ngắt quãng sẽ gây đau (vì mỗi lần nuốt các cơ vùng họng se co kéo gây cho người bệnh đau).

+ Từ 2 giờ rưởi đến 3 giờ cho người bệnh uống một lần.

  • Chú ý:
  • Không cho người bệnh ăn chua (nước chanh, cam) vì dung dịch ái toan làm tan nút máu đông gây chảy máu.
  • Không cho người bệnh ăn uống các chất kích thích như:bia rượu, cà phê, thuốc lá, sâm và các thức ăn nóng.

IV. ĐÁNH GIÁ,GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

  • Ghi vào phiếu theo dõi: mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  • Số lượng sữa người bệnh đã uống trong 24 giờ.
  • Ghi đầy đủ các diễn biến của người bệnh và thực hiện y lệnh.
  • Nếu có dấu hiệu bất thường (chảy máu) báo bác sĩ kịp thời để xử trí.

V. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH TRƯỚC KHI XUẤT VIỆN:

- Hướng dẫn người bệnh phòng tránh chảy máu: không ăn các đồ cứng,nóng chua cay, hay khạc nhổ trong 10 ngày đầu, khi đánh răng nên chải nhẹ nhàng tránh gây tổn thương vết mổ. Ngày thứ 6 – 10 người bệnh có thể có cảm giác ngứa họng, ho và muốn khạc nhổ vì giả mạc (vẩy) trong vết mổ bắt đầu bong, nếu bong quá nhanh và mạnh sẽ gây chảy máu.

- Trường hợp chảy máu do bong giả mạc phải xử trí: để người bệnh nằm nghỉ trên giường, tránh gây sợ hãi, cho người bệnh ngậm nước đá 5 – 10 phút, nếu không cầm chảy máu phải đưa người bệnh đến bệnh viện.

* Hướng dẫn người bệnh phòng chống nhiễm khuẩn:

- Chế độ vệ sinh cá nhân: không kiêng tắm rửa, 3 ngày đầu lau rửa, các ngày sau tắm bằng nước ấm 37 – 400C, tắm nhanh lau khô người, thay quần áo.

- Vệ sinh răng miệng: sau các bữa ăn phải xúc miệng bằng nước muối 5%, đánh răng hàng ngày.

- Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng: đau, sưng các hạch vùng cổ, sốt cao; ở trẻ em sốt và đau tai phải đến bệnh viện khám ngay.

- Hướng dẫn về dinh dưỡng: phải đảm bảo về dinh dưỡng, không kiêng khem thiếu cơ sở khoa học. Sau 3 ngày đầu ăn chất mềm như cháo, súp nghiền nhuyễn đủ chất, ngày thứ 7 – 8 ăn cơm mềm (hơi nát) sang ngày thứ 10 ăn bình thường.

* Chú ý: Không ăn các chất kích thích và nóng.

Hướng dẫn về phát âm: cắt amidan không gây ảnh hưởng cho cơ quan phát âm cho nên cần động viên người bệnh nói sớm sau khi mổ xong (tránh gào thét hoặc khóc ở trẻ em gây chảy máu).

    Tài liệu được trích dẫn từ QUY  TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH “ TẬP I”

         (Ban hành kèm theo quyết định số 940/2002/QĐ-BYT

                            Ngày 22 tháng 03 năm 2002)


ĐD Trần Thị Kim Ngân
Thông tin cùng nhóm
Viêm xoang - Bệnh thời ô nhiễm môi trường !!!
 

Đông y coi bệnh viêm mũi, viêm xoang là do vi trùng, do thời k....

CHẢY MÁU MŨI
 

Chảy máu mũi là tai biến rất hay gặp, nó kh&....

 
   
   
Trang chủ | Giới thiệu | Chuyên khoa | Dịch vụ | Tin tức | Liên hệ| DSLHKB
© BV Mắt - TMH - RHM An Giang
Designed by TVN