Untitled Page
  "Kỹ thuật cao, chất lượng cao, hiệu quả cao"
Lượt truy cập: 517261
Đang trực tuyến: 16
                  Đề Án 06 
+ Lời giải từ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm  
+ 3 cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy trong khám chữa bệnh 
+ Tài liệu tuyên truyền quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử 
+ Thông tin cần biết về đề án 06, chuyển đổi số nền tảng kiến tạo
 
 
 
 
Ký sinh trùng ở mắt có liên quan đến ốc bưu vàng

(Hình chụp đáy mắt màu với hình ảnh ký sinh trùng trong pha lê thể)

Ngày 30/3/2011, Bác sỹ khoa Đáy mắt Bệnh viện Mắt TPHCM đã phẫu thuật cắt dịch kính, dùng đầu hút lấy một con ký sinh trùng ra khỏi mắt bệnh nhân Nguyễn Văn T, sinh năm 1979 ở Phú Tân, An Giang.

Qua kết quả xét nghiệm, ký sinh trùng được định danh là ấu trùng Angiostrongylus cantonnensis. Truớc đó, ngày 28/3/2011, bệnh nhân nhập viện với tình trạng mắt trái mờ dần, bệnh nhân có nhỏ thuốc nhưng không giảm. Qua khám sinh hiển vi và chụp hình đáy mắt màu, thấy hình ảnh ký sinh trùng (ấu trùng giun) trong pha lê thể trước hoàng điểm.

Bệnh nhân khai "cách đây hai tuần, có ăn ốc bươu vàng tái chanh".

Theo phân loại ký sinh trung giun sán thì đây là loài giun tròn. Ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis nhiễm cho người do nhiễm tình cờ qua nhiều phương thức khác nhau, bình thường chúng ta hay gặp ký sinh trên chuột.

Nhiễm giun do ăn phải các loại nhuyễn thể hoặc ốc nước ngọt xử lý, chưa nấu chín và đó cũng là các vật chủ trung gian chủ yếu của loài KST này hoặc các loại rau xanh nhiễm ấu trùng trong chất nhờn của các con ốc, con sên hoặc các sinh vật dẹp bám dính trên đất.

Ấu trùng di chuyển đến màng não, ký sinh và gây bệnh và có thể phát hiện được trong dịch não tủy. Chúng di hành trong nhu mô não, đôi khi đến mắt, nơi đó chúng tăng lên và gây phản ứng viêm cấp. Màng não có thể biểu hiện các tổn thương và xuất hiện triệu chứng màng não hoặc vỏ não, các triệu chứng, biến chứng đó liên quan đến các ổ abces tăng nhiễm eosin, xuất huyết và vệt giun chứa các tinh thể Charcot-Leyden xung quanh mô hoặc nốt giun đóng kén chết bên trong. Khi giun gần trưởng thành, chúng di chuyển đến các nhánh động mạch phổi. Cách đây hai năm, các Bác sỹ Bệnh viện Mắt cũng đã phẫu thuật gắp một con ấu trùng sán dải heo dài 5 cm ở mắt một bệnh nhân có tiền căn thường xuyên ăn nem chua sống.


Nguồn từ BV.Mắt Điện Biên Phủ
Thông tin cùng nhóm
Những điều cần biết về bệnh mắt hột
 

Bệnh mắt hột chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân tới khám tạ....

Bệnh Glaucoma và cách điều trị
 
Glaucom là một tình trạng bệnh lý tại mắt gây tổn thương tiến triển thị thần kinh, nếu không được ch....
Ðau mắt đỏ, dùng thuốc thế nào cho đúng?
 

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, phát triển thành dịc....

Nhỏ thuốc tùy tiện có thể gây mù
 

Tùy tiện nhỏ mắt bằng corticoid (nhóm thuốc kháng viêm, chống dị ứn....

Khô mắt, bệnh lý thời hiện đại
 

Những tưởng chỉ có trẻ em thiếu dinh dưỡng, người cao tuổi bị khô mắt, bây ....

Giữ gìn đôi mắt đẹp
 
Làm việc với máy tính lâu dài có thể làm cho....
Hàng triệu học sinh có nguy cơ mù loà
 

Đáng báo động là tật khúc xạ đang có chiều hướng gia tăng đ....

Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở TP.HCM
 

Enterovirus và adenovirus là hai tác nhân chính g&ac....

CHĂM SÓC MẮT CỘNG ĐỒNG: TẦM SOÁT ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ MẮT GÂY MÙ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA ĐƯỢC
 

Hàng năm đến ngày thứ năm, tuần thứ hai của tháng 10 là ngà....

Mọi người cần quan tâm và chăm sóc mắt
 

Ngày thứ năm, tuần thứ hai của tháng 10 hàng năm là ngày đư....

12
 
   
   
Trang chủ | Giới thiệu | Chuyên khoa | Dịch vụ | Tin tức | Liên hệ| DSLHKB
© BV Mắt - TMH - RHM An Giang
Designed by TVN