Untitled Page
  "Kỹ thuật cao, chất lượng cao, hiệu quả cao"
Lượt truy cập: 704373
Đang trực tuyến: 376
                  Đề Án 06 
+ Lời giải từ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm  
+ 3 cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy trong khám chữa bệnh 
+ Tài liệu tuyên truyền quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử 
+ Thông tin cần biết về đề án 06, chuyển đổi số nền tảng kiến tạo
 
 
 
 
DINH DƯỠNG VỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

Dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng

Vai trò của dinh dưỡng với sức khỏe răng miệng:

Như chúng ta đã biết, cơ thể con người là một khối thống nhất , các cơ quan trong cơ thể liên quan mật thiết và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Để duy trì sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của cơ thể, điều đáng chú ý là phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng.

Quá trình hình thành răng bắt đầu từ khi trẻ còn trong bào thai tới khi đứa trẻ được 13-14 tuổi. Trong khoảng thời gian này gọi là thời kỳ phát triển của răng,cũng trong thời kỳ này chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe răng miệng. Những người ăn không đủ khẩu phần của mình sẽ dẫn đến cấu tạo của răng không đầy đủ, răng dễ bị vỡ hoặc bị sâu, tổ chức lợi không rắn chắc.

Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cho các bà mẹ đang mang thai và trẻ em nói chung phải cung cấp đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng như:

-         Đạm là chất căn bản của mọi loại tế bào, trong đó có răng.

Người mẹ cũng cần tăng số lượng caxi trong thực phẩm lên khoảng 1200mg mỗi ngày để giúp thai nhi tạo mầm răng

-         Sinh tố D để caxi dễ được ruột hấp thụ.

Sinh tố C kích thích sản xuất chất tạo keo collagen mà chất này rất cần thiết cho việc tạo chất ngà răng (dentin).

-         Sinh tố A để tạo chất keratin cho men răng.

-         Fluor làm cứng răng trong thời kỳ tạo răng và để ngừa hư răng sau này.

-         Iod giúp răng mau nhú ra.

Thực phẩm cung cấp cho mỗi người phải có đủ glucid, lipid, protid, chất khoáng, nước và các vitamin để có đủ năng lượng cần thiết cung cấp cho cơ thể hoạt động.

Ví dụ: Cá, thịt, sữa, trứng , ngũ cốc..

Ngoài ra cần tăng cường những loại thức ăn vừa có tính chất bổ dưỡng cần thiết cho răng, vừa có tác dụng tẩy sạch răng dưới sức nhai.

Ảnh hưởng của chất đường bột:

Các loại thức ăn đường và bột có nhiều trong thiên nhiên, song cách tiêu thụ như thế nào mới có ảnh hưởng đến bệnh sâu răng.

Ví dụ: Đường mía là loại thức ăn dễ gây bệnh sâu răng, nhưng mía thì không gây bệnh sâu răng.Tại sao lại như vậy? Người ta cho rằng trong thức ăn như đường, bánh, kẹo có nhều chất hydratcarbon.Chất này được lọc kỹ, tinh chế sẽ dễ lên men và gây bệnh sâu răng.

Khi chúng ta ăn bánh, kẹo nếu không súc miệng hoặc chải răng ngay,loại thức ăn này có độ bám dính cao, chỉ sau khoảng 5 phút dưới tác dụng của vi khuẩn có sẵn ở trong miệng sẽ phân hủy đường, biến môi trường miệng trở thành acid. Chất acid này làm tiêu dần các chất vô vơ và hữu cơ của men, ngà gây ra sâu răng.     Chính vì vậy bánh, kẹo là những thúc ăn nguy hại đối với răng. Hiện nay người ta đã nghiên cứu sản xuất loại kẹo cao su có chứa đường không gây sâu râu răng.

Trong trường hợp ăn đường dưới dạng thiên nhiên hoặc nấu chín hay ăn uống sống thì chậm lên men hơn, vì nó khó dính và không phải là môi trường thích hợp cho vi khuẩn hoạt động, do đó nó không gây sâu răng. Một trong những biện pháp phòng ngừa sâu răng là hạn chế ăn quà vặt, nhất là bánh kẹo. Không nên ăn vặt trước bữa ăn chính vì sẽ làm cho chúng ta mất cảm giác ngon miệng không ăn được bữa ăn chính nó có đầy đủ các chất bổ dưỡng, như vậy ảnh hưởng lớn tới sức khỏe răng miệng. Nếu ăn các chất đường bột cần phải chải răng hoặc súc miệng ngay và nên ăn vào sau các bữa ăn chính rồi chải răng là cách tốt nhất.

I-Thức ăn tươi và có xơ:

Hằng ngày trong các bữa ăn nên dùng các loại thức ăn và có xơ.

Ví dụ: Các loại rau xanh tươi ăn sống hoặc nấu chín, các loại trái cây tươi( cá rốt, cà chua, dưa chuột, rau muống, rau cải, rau cần, táo, lê…) đều là thức ăn chải sạch răng.

Các loại thức ăn này được sử dụng trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

Tác dụng của thức ăn tươi và có xơ:

Cung cấp chất bổ dưỡng

Kích thích tăng bài tiết nước bọt giúp cho sự nhai nghiền thức ăn được dễ dàng, giúp cho các cơ nhai phát triển tốt.

II-Vitamin:

Vitamin là một trong các chất không thể thiếu trong thực phẩm cần thiết hàng ngày của con người. Trong chế độ dinh dưỡng nếu cung cấp không đầy đủ vitamin sẽ có ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ toàn cơ thể cũng như sức khoẻ răng miệng.

Vì vậy nên cung cấp một chế độ ăn có đầy đủ các loại vitamin cần thiết cho sức khoẻ toàn cơ thể và sức khoẻ răng miệng. Đặc biệt chú ý 3 loại vitamin A, D, C được coi là những vitamin quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của răng và các mô quanh răng.

1.      Vitamin A:

Vitamin Alà loại vitamin tan trong dầu, khó bị phân huỷ khi nấu chín.

Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm và rau quả có màu đỏ cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ, gấc, lòng đỏ trứng …

Mỗi ngày nhu cầu cơ thể cần:

      Người lớn : 5000 đơn vị vitamin A.

      Phụ nữ có thai : 5000 – 6000 đơn vị vitamin A.

Tác dụng của vitamin A :  Cần cho tế bào thị giác, tế bào da.

Đối với răng , nó có nhiệm vụ kiểm soát sự tạo thành và hoạt động của mô bì.Mà mầm răng lại được hình thành và phát triển từ mô bì. Do đó vitamin A là yếu tố kiểm soát hình thể và cấu tạo của chiếc răng. Vì vậy với bất kỳ lý do nào gây thiếu hụt trong việc cung cấp vitamin A đều ảnh hưởng tới cơ cấu của răng.

Ảnh hưởng khi thiếu vitamin A:

Men răng bị khuyết, ảnh hưởng phụ là sắc tố men răng bị trắng ra.

Da dễ bị nhiễm trùng

Tế bào thị giác yếu, bị quáng gà.

2.Vitamin D:

Là loại vitamin tan trong dầu, nó không có giá trị dinh dưỡng nhưng là chất xúc tác giúp cho cơ thể hấp thụ được canxi và photpho. Trong sự phát triển của răng cũng như hệ thống xương, vitamin D được coi là chủ yếu hết sức quan trọng.

Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá, gan, lòng đỏ trứng, các dầu thực vật… Ở dưới da có tiền vitamin D dưới tác dụng của tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ được chuyển sang vitamin D cung cấp cho cơ thể hoạt động. Vì vậy tắm nắng là biện pháp rất tốt giúp cho cơ thể có thêm nguồn vitamin D .

Mỗi ngày phụ nữ có thai cần khoảng 400 đơn vị vitamin D.

Ảnh hưởng khi thiếu vitamin D:

Cơ thể không hấp thụ được canxi, photpho sẽ bị còi xương.

Răng mọc chậm hơn bình thường.

Men và ngà răng không cứng nên dễ bị sâu và sâu tiến triển nhanh hơn bình thường

3.Vitamin C:

Thuộc loại vitamin tan trong nước, không bền vững, dễ bị huỷ bởi nhiệt độ cao và dễ bị oxi hoá

Mỗi ngày cơ thể người lớn còn khoảng 45mg vitamin C, phụ nữ có thai cần khoảng 60mg vitamin C. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh tươi và các loại quả tươi có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi, quất, cà chua, rau cải , rau muống….

Vitamin C rất cần cho các mô liên kết, lợi, mầm răng và sự cấu tạo ngà răng.

Ảnh hưởng khi thiếu vitamin C:

Lợi dễ bị chảy máu, viêm sưng đỏ.

Dây chằng quanh răng bị tổn thương, răng bị lung lay và dễ bị rụng.

Trường hợp mầm răng đang phát triển, thiếu vitamin C sẽ làm cho ngà răng cấu tạo bất thường nên dễ bị sâu.

Thiếu vitamin C trầm trọng kéo dài sẽ bị xuất huyết dưới da, viêm niêm mạc miệng

III-Chế dộ ăn uống:

1.Phụ nữ có thai:

Tháng thứ 3 đến tháng thứ 4 của phôi.

Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần phải cung cấp một chế độ ăn đầy đủ các chất bổ dưỡng và số lượng phải nhiều hơn bình thường. Người mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày.

Nên chú ý ăn những loại thức ăn giàu canxi, photpho, fluor và vitamin.

Ngoài ra cần hướng dẫn chăm sóc vệ sinh răng miệng và điều trị sớm giúp cho các bà mẹ ăn uống ngon miệng, tiêu hoá tốt.

2.Phụ nữ cho con bú:

Cũng như trong thời kỳ mang thai, đối với thời kỳ cho con bú cần có khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ cả số lượng lẫn chất lượng cho các bà mẹ. Nên ăn các loại thức ăn có nhiều canxi, những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và nhiều vitamin.

Ăn uống đầy đủ mới có nhiều sữa cho con bú và sữa sẽ có đầy đủ chất giúp cho sự phát triển của bé.

3.Trẻ sơ sinh đến 12 tháng:

Thời kỳ này mầm răng sữa tiếp tục ngấm canxi và mầm răng vĩnh viễn cũng bắt đầu ngấm canxi.

Ảnh hưởng của cơ thể đối với mầm răng vĩnh viễn và răng sữa mới mọc rất lớn.

Vì vậy tốt nhất là nên cho trẻ bú sữa mẹ, đối với trẻ bú sữa bò phải cho trẻ uống thêm nước hoa quả tăng nguồn vitamin. Hàng ngày nên cho trẻ tắm ánh nắng ban mai. Khi trẻ được 4-5 tháng tuổi nên cho trẻ ăn thêm bột pha màu. Từ 9 tháng trở đi cho trẻ ăn đặc dần và đúng giờ là quan trọng.

4. Trẻ em và thiếu niên:

Thời kỳ này trẻ mọc răng sữa và mầm răng vĩnh viễn phát triển , chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay thế các răng sữa. Chế độ ăn được thay đổi dần để phù hợp như bột -> cháo -> cơm nát. Số bữa ăn ít đi và tăng số lượng cho từng bữa ăn chính.

Vấn đề quan tâm là trẻ đang lớn cần có khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ các chất bổ dưỡng, chất khoáng,nước và vitamin. Răng có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi khẩu phần liên quan đến một số loại vitamin đặc biệt cần thiết cho răng như vitamin A, D, C và chất canxi. Do vậy ngoài việc cung cấp chế độ ăn hàng ngày đầy đủ phù hợp tuổi đứa trẻ, cần chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ tạo thói quen tốt về vệ sinh răng miệng ngay từ nhỏ giúp cho trẻ có một bộ răng khoẻ mạnh .


ĐIỀU DƯỠNG : LÊ THỊ KIM TRÚC
Thông tin cùng nhóm
Trăm thứ bệnh bắt đầu từ... miệng
 

Chúng ta biết rằng các loại thực phẩm, nước uống kể cả bia rượu, khói thu....

Chuyện cái răng cái tóc
 

Người xưa có câu: “Cái răng....

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ SÂU RĂNG Ở TRẺ NHỎ, TRẺ EM, TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
 

Với quan điểm định hướng chiến lược “Sức khỏe răng miệng là một yếu tố quyết định....

CÁC RĂNG CỬA HÀM TRÊN NGẦM NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
 

Dịch từ:Impacted maxillary incisors: Causes, Diagnosis and Management<....

Quy trình dinh dưỡng cho các bệnh theo chuyên khoa
 
Tổ dinh dưỡng  ban hành quy trình dinh dưỡng cho các bệnh theo chu....
Những điều nha sĩ cần biết về COVID-19
 

 

Vào cuối năm 2019, một đợt bùng phát viêm phổi kh....

Thực hiện 3 sạch để phòng bệnh tay chân miệng
 

Thực hiện 3 sạch để phòng bệnh tay chân miệng

 
   
   
Trang chủ | Giới thiệu | Chuyên khoa | Dịch vụ | Tin tức | Liên hệ| DSLHKB
© BV Mắt - TMH - RHM An Giang
Designed by TVN