Untitled Page
  "Kỹ thuật cao, chất lượng cao, hiệu quả cao"
Lượt truy cập: 434446
Đang trực tuyến: 1
                  Đề Án 06 
+ Lời giải từ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm  
+ 3 cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy trong khám chữa bệnh 
+ Tài liệu tuyên truyền quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử 
+ Thông tin cần biết về đề án 06, chuyển đổi số nền tảng kiến tạo
 
 
 
 
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ SÂU RĂNG Ở TRẺ NHỎ, TRẺ EM, TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

ThS.Bs Phan Thị Trường Xuân, BV Mắt-TMH-RHM An Giang

Với quan điểm định hướng chiến lược “Sức khỏe răng miệng là một yếu tố quyết định cho chất lượng cuộc sống” [2,3,7], nhiều tổ chức, Hiệp hội Nha khoa luôn hướng tới các giải pháp nhằm cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm thiểu các bệnh lý răng miệng mắc phải, trong đó sâu răng là mối quan tâm hàng đầu. Theo Pitts, sâu răng là một quá trình, điều trị sâu răng cần phải cá nhân hóa và có sự thỏa thuận giữa bác sĩ và bệnh nhân, dự phòng và kiểm soát bệnh sâu răng phải được lên kế hoạch và thực hiện suốt đời [6]. Vì vậy, chúng ta cần có hướng dẫn đánh giá  và xử lý nguy cơ sâu răng mới phù hợp với quan điểm hiện đại.

I. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ SÂU RĂNG CỦA HIỆP HỘI RĂNG TRẺ EM HOA KỲ [8,9]

Bảng 1: Đánh giá nguy cơ sâu răng đối với trẻ nhỏ từ 0 đến 3 tuổi

(Dành cho nhân viên y tế không thuộc ngành nha khoa)

Yếu tố

Nguy cơ

sâu răng

Cao

Thấp

Sinh học

- Mẹ/người chăm sóc có sâu răng đang hoạt động.

- Cha mẹ/người chăm sóc có tình trạng kinh tế xã hội thấp.

- Trẻ ăn vặt với thức ăn có đường hoặc dùng nước ngọt > 3 lần/ngày.

- Trẻ bú bình lúc ngủ với nước hoặc có thêm đường.

- Trẻ cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

- Trẻ nhập cư

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo vệ

- Trẻ ở vùng được fluor hóa nước máy tối ưu.

- Trẻ chải răng hàng ngày với kem có chứa fluor

- Trẻ được cung cấp fluor tại chỗ từ chương trình chăm sóc sức khỏe.

- Trẻ được chăm sóc răng miệng tại nhà hay thăm khám răng miệng thường xuyên.

 

 

 

Dấu hiệu lâm sàng

- Trẻ có sang thương đốm trắng hoặc khiếm khuyết men.

- Trẻ có xoang trám hoặc sâu răng nhìn thấy được.

- Trẻ có mảng bám trên răng.

 

 

 

 

 

 

Phổ biến tài liệu giúp những người làm công tác chăm sóc sức khỏe và bố mẹ hiểu được các yếu tố góp phần hay là yếu tố bảo vệ tránh được sâu răng. Bảng đánh giá nguy cơ thấp, cao dựa trên cơ sở sự vượt trội của những yếu tố cá thể. Tuy nhiên, đánh giá trên lâm sàng thì có thể chỉ dựa trên một yếu tố (ví dụ: sự tiếp xúc thường xuyên với thức ăn có đường hoặc nước ngọt, xoang sâu nhìn thấy trên lâm sàng) trong việc quyết định nguy cơ chung.

Đánh giá chung về nguy cơ sâu răng của trẻ nhỏ:     Cao    □      Thấp   □

Bảng 2: Đánh giá nguy cơ sâu răng đối với trẻ nhỏ từ 0 đến 5 tuổi

(Dành cho nhân viên nha khoa)

Yếu tố

Nguy cơ sâu răng

Cao

Trung bình

Thấp

Sinh học

- Mẹ/người chăm sóc có sâu răng đang hoạt động.

- Cha mẹ/người chăm sóc có tình trạng kinh tế xã hội thấp.

- Trẻ ăn vặt với thức ăn có đường hoặc dùng nước ngọt > 3 lần/ngày.

- Trẻ bú bình lúc ngủ với nước hoặc có thêm đường.

- Trẻ cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

- Trẻ nhập cư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảo vệ

- Trẻ ở vùng được fluor hóa nước máy tối ưu.

- Trẻ chải răng hàng ngày với kem có chứa fluor

- Trẻ được cung cấp fluor tại chỗ từ chương trình chăm sóc sức khỏe.

- Trẻ được chăm sóc răng miệng tại nhà hay thăm khám răng miệng thường xuyên.

 

 

 

 

 

Dấu hiệu lâm sàng

- Trẻ có > 1 mặt răng bị sâu/mất/trám

- Trẻ có sang thương đốm trắng hoạt động hoặc khiếm khuyết men.

- Trẻ có lượng mutans streptococci cao.

- Trẻ có mảng bám trên răng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phổ biến tài liệu giúp các nhà thực hành và bố mẹ hiểu được các yếu tố góp phần hay là yếu tố bảo vệ tránh được sâu răng. Bảng đánh giá nguy cơ thấp, trung bình, cao dựa trên cơ sở sự vượt trội của những yếu tố cá thể. Tuy nhiên, đánh giá trên lâm sàng thì có thể chỉ dựa trên một yếu tố (ví dụ: sự tiếp xúc thường xuyên với thức ăn có đường hoặc nước ngọt, SMT>1) trong việc quyết định nguy cơ chung.

Đánh giá chung về nguy cơ sâu răng của trẻ em: Cao□ Trung bình □Thấp □

Bảng 3: Đánh giá nguy cơ sâu răng đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên

(Dành cho nhân viên nha khoa)

Yếu tố

Nguy cơ sâu răng

Cao

Trung bình

Thấp

Sinh học

- Tình trạng kinh tế xã hội thấp.

- Trẻ ăn vặt với thức ăn có đường hoặc dùng nước ngọt > 3 lần/ngày.

- Trẻ cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt.

- Trẻ nhập cư

 

 

 

 

 

 

Bảo vệ

- Trẻ ở vùng được fluor hóa nước máy tối ưu.

- Trẻ chải răng hàng ngày với kem có chứa fluor

- Trẻ được cung cấp fluor tại chỗ từ chương trình chăm sóc sức khỏe.

- Các biện pháp bổ sung tại nhà (ví dụ xylitol)

- Trẻ được chăm sóc răng miệng tại nhà hay thăm khám răng miệng thường xuyên.

 

 

 

 

 

Dấu hiệu lâm sàng

- Trẻ có 1 xoang sâu mặt tiếp cận.

- Trẻ có sang thương sâu răng giai đoạn sớm hoặc khiếm khuyết men đang hoạt động.

- Trẻ có lưu lượng nước bọt thấp.

- Trẻ có xoang trám.

- Trẻ có mang khí cụ trong miệng.

 

 

 

 

 

 

 

 

Phổ biến tài liệu giúp các nhà thực hành và bệnh nhân/bố mẹ hiểu được các yếu tố góp phần hay là yếu tố bảo vệ tránh được sâu răng. Bảng đánh giá nguy cơ thấp, trung bình, cao dựa trên cơ sở sự vượt trội của những yếu tố cá thể. Tuy nhiên, đánh giá trên lâm sàng thì có thể chỉ dựa trên một yếu tố (ví dụ: có nhiều hơn 1 xoang sâu mặt tiếp cận, lưu lượng nước bọt thấp) trong việc quyết định nguy cơ chung.

Đánh giá chung về nguy cơ sâu răng của trẻ em: Cao□ Trung bình □Thấp □

Bảng 4: Hướng dẫn xử trí sâu răng đối với trẻ từ 1 đến 2 tuổi

Mức độ nguy cơ

Chẩn đoán

Can thiệp

Phục hồi

Fluor

Chế độ ăn

Thấp

- Tái khám mỗi 6 đến 12 tháng

- Dựa vào MSa

- Chải răng 2 lần mỗi ngày

Tư vấn

- Giám sát c

Trung bình

Bố mẹ đính hôn

- Tái khám mỗi 6 tháng

- Dựa vào MSa

 

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày b

- Bổ sung fluor d

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 6 tháng.

Tư vấn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

Trung bình

Bố mẹ không đính hôn

- Tái khám mỗi 6 tháng

- Dựa vào MSa

 

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày b

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 6 tháng.

Tư vấn, dự kiến kết quả giới hạn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

Cao

Bố mẹ đính hôn

 

 

Cao

Bố mẹ đính hôn

- Tái khám mỗi 3 tháng

- Dựa vào và theo dõi MSa

 

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày b

- Bổ sung fluor d

 

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 3 tháng.

Tư vấn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

 

- Trám các xoang sâu với ITRf hoặc trám kết thúc.

Cao

Bố mẹ không đính hôn

- Tái khám mỗi 3 tháng

- Dựa vào và theo dõi MSa

 

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày b

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 3tháng.

Tư vấn, dự kiến kết quả giới hạn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

- Trám các xoang sâu với ITRf hoặc trám kết thúc.

 

Bảng 5: Hướng dẫn xử trí sâu răng đối với trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Mức độ nguy cơ

Chẩn đoán

Can thiệp

Phục hồi

Fluor

Chế độ ăn

Sealant l

Thấp

- Tái khám mỗi 6 đến 12 tháng

- Chụp X- quang mỗi 12 đến 24 tháng.

- Dựa vào MSa

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày g

Không

Giám sát c

Trung bình

Bố mẹ đính hôn

- Tái khám mỗi 6 tháng

- Chụp X- quang mỗi 6 đến 12 tháng.

- Dựa vào MSa

 

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày g

- Bổ sung fluor d

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 6 tháng.

- Hướng dẫn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

- Trám các sang thương có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

Trung bình

Bố mẹ không đính hôn

- Tái khám mỗi 6 tháng

- Chụp X- quang mỗi 6 đến 12 tháng.

- Dựa vào MSa

 

- Chải răng với kem có fluor  2 lần mỗi ngày g

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 6 tháng.

Hướng dẫn, dự kiến kết quả giới hạn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

- Trám các sang thương có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

 

Cao

Bố mẹ đính hôn

- Tái khám mỗi 3 tháng

- Chụp X- quang mỗi 6  tháng.

- Dựa vào và theo dõi MSa

 

- Chải răng với fluor 0.5% (thận trọng) g

- Bổ sung fluor d

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 3 tháng.

Hướng dẫn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

- Trám các sang thương có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

Cao

Bố mẹ không đính hôn

- Tái khám mỗi 3 tháng

- Chụp X- quang mỗi 6  tháng.

- Dựa vào và theo dõi MSa

 

- Chải răng với fluor 0.5% (thận trọng) g

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 3tháng.

Hướng dẫn, dự kiến kết quả giới hạn

- Trám các sang thương mới chớm, có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

 

Bảng 6: Hướng dẫn xử trí sâu răng đối với trẻ ≥ 6 tuổi

Mức độ nguy cơ

Chẩn đoán

Can thiệp

Phục hồi

Fluor

Chế độ ăn

Sealant l

Thấp

- Tái khám mỗi 6 đến 12 tháng

- Chụp X- quang mỗi 12 đến 24 tháng.

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày m

Không

Giám sát c

Trung bình

Bệnh nhân/Bố mẹ đính hôn

- Tái khám mỗi 6 tháng

- Chụp X- quang mỗi 6 đến 12 tháng.

 

- Chải răng với kem có fluor 2 lần mỗi ngày m

- Bổ sung fluor d

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 6 tháng.

Hướng dẫn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

- Trám các sang thương có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

Trung bình

Bệnh nhân/Bố mẹ không đính hôn

- Tái khám mỗi 6 tháng

- Chụp X- quang mỗi 6 đến 12 tháng.

 

 

 

- Chải răng với kem có fluor  2 lần mỗi ngày m

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 6 tháng.

Hướng dẫn, dự kiến kết quả giới hạn

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

- Trám các sang thương có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

Cao

Bố mẹ đính hôn

- Tái khám mỗi 3 tháng

 - Chụp X- quang mỗi 6 tháng.

 

 

- Chải răng với fluor 0.5%

- Bổ sung fluor d

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 3 tháng.

- Hướng dẫn

- Xylitol

- Giám sát e hoạt động của sâu răng mới chớm.

- Trám các sang thương có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

Cao

Bệnh nhân/

Bố mẹ không đính hôn

- Tái khám mỗi 3 tháng

- Chụp X- quang mỗi 6 tháng.

 

 

- Chải răng với fluor 0.5%

- Điều trị tại chỗ chuyên biệt mỗi 3tháng.

- Hướng dẫn, dự kiến kết quả giới hạn

- Xylitol

- Trám các sang thương mới chớm, có lỗ hoặc sang thương lan rộng.

 

* Các ký hiệu từ bảng 4 đến bảng 6

a   Lượng mutans streptococci trong nước bọt

c   Máy theo dõi chu kỳ đối với sâu răng tiến triển

b  Giám sát của cha mẹ về lượng kem chải răng mỗi lần

d  Cần xem xét nồng độ fluor trong nước nước

e  Theo dõi cẩn thận sự tiến triển của sâu răng và chương trình ngăn ngừa

f  Điều trị phục hồi qua giai đoạn trung gian

g  Giám sát của cha mẹ với lượng kem chải răng = 1 hạt đậu

l  Chỉ định với những hố giải phẫu sâu và những khiếm khuyết phát triển

m  Ít quan tâm về lượng kem chải răng

II. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý TRONG ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ LÝ NGUY CƠ SÂU RĂNG Ở AN GIANG

Dựa vào hướng dẫn của Hiệp hội răng trẻ em Hoa Kỳ, khi đánh giá nguy cơ và xử lý sâu răng cho người dân tại An Giang, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau đây:

1. Nồng độ fluor trong nước [1]

- Nồng độ fluor trong nước ở sông Hậu tại An Giang rất thấp, mùa lũ 0,0433ppm, mùa khô 0,0750ppm (p<0,05) và không thay đổi theo từng vị trí trên sông.

- Nồng độ fluor trong hệ thống nước máy của nhà máy nước thành phố Long Xuyên rất thấp 0,0425ppm vào mùa lũ và 0,0700ppm vào mùa khô (p<0,05). Nồng độ này ổn định trong mạng phân phối nước từ đầu mạng cho đến cuối mạng.

- Nồng độ fluor trong nguồn nước giếng vào mùa lũ 0,0520ppm, mùa khô 0,0920ppm (p>0,05). Phát hiện một số giếng khoan có nồng độ fluor > 1ppm.

2. Chương trình nha học đường

Chương trình nha học đường do ngành Y tế và ngành Giáo dục phối hợp thực hiện, khởi phát là thành phố Long Xuyên từ năm 1984 và đến nay đã phủ kín 11 huyện/thị trong toàn tỉnh. Kết quả  là ở cấp tiểu học 100% học sinh được súc miệng bằng fluor 0.2% hàng tuần và 100% học sinh được giáo dục nha khoa và hướng dẫn chải răng với kem có fluor; ở mẫu giáo thì các em được giáo dục nha khoa và hướng dẫn chải răng với kem có fluor; ở cấp II chương trình nha học đường chưa triển khai.

3. Tình hình bệnh sâu răng tại An Giang [4,5]

Điều tra sức khỏe răng miệng năm 2012 học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên cho kết quả:

* Về bệnh sâu răng:

+ Ở học sinh 12 tuổi:

- Tỉ lệ bệnh sâu răng là 55,6%. Trong đó, học sinh thành thị mắc bệnh sâu răng chiếm 54,3% và nông thôn là 66,2%; khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỉ lệ bệnh sâu răng ở học sinh nam là 50,7% và nữ là 60,2%; tỉ lệ bệnh sâu răng giữa nam và nữ khác nhau có ý nghĩa thống kê (với p < 0,01).

+ Học sinh 15 tuổi:

- Tỉ lệ bệnh sâu răng là 68,9%. Học sinh thành thị mắc bệnh sâu răng chiếm 67,8% và nông thôn là 77,5%; khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỉ lệ bệnh sâu răng ở học sinh nam là 65,5% và nữ 72,2%; tỉ lệ bệnh sâu răng giữa nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

 * Về bệnh sâu răng giai đoạn sớm:

- Ở học sinh 12 tuổi tỉ lệ bệnh sâu răng giai đoạn sớm 45,2%.

- Ở học sinh 15 tuổi tỉ lệ bệnh sâu răng giai đoạn sớm 44,4%.

- Tỉ lệ học sinh 12-15 tuổi mắc bệnh sâu răng giai đoạn sớm ở nam là 37,1%; ở nữ là 52,1%; sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh sâu răng giai đoạn sớm giữa nam và nữ là có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

- Ở học sinh học giỏi, tỉ lệ mắc bệnh sâu răng giai đoạn sớm là 38,4%; khá là 51,1% và trung bình là 44,1%; sự khác biệt về tỉ lệ mắc bệnh sâu răng giai đoạn sớm giữa các học sinh có học lực khác nhau là có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

- Tỉ lệ chênh sâu răng giai đoạn sớm ở những học sinh cùng giới, có mẹ cùng nhóm nghề nghiệp nhưng có trình độ văn hoá khác nhau: dưới cấp II/cấp II/cấp III trở lên là: 1/0,87/0,63. Nghĩa là mẹ có học vấn càng cao thì tỉ lệ sâu răng của con càng thấp.

- Tỉ lệ chênh sâu răng giai đoạn sớm ở những học sinh cùng giới, có bố cùng trình độ học vấn nhưng làm việc ở các nhóm lao động khác nhau: lao động chân tay/nhân viên hành chánh/chuyên viên/kinh doanh là: 1/0,37/0,69/0,88; khác biệt tỉ lệ sâu răng giai đoạn sớm giữa nhóm học sinh có bố làm lao động chân tay và bố là nhân viên hành chánh là có ý nghĩa thống kê (p<0,005).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. HỒ THỊ THU LANG, HOÀNG TỬ HÙNG (2008): Nồng độ fluor trong nguồn nước sinh hoạt tại tỉnh An Giang. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học Răng Hàm Mặt 2008, Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh:113-118.

2. NGÔ ĐỒNG KHANH (2004): Mô hình bệnh răng miệng ở các tỉnh phía Nam- Định hướng chiến lược và giải pháp. Hội nghị khoa học kỹ thuật Răng Hàm Mặt toàn quốc - 2004.

 3. NGÔ ĐỒNG KHANH (2010): Chiến lược toàn cầu về chăm sóc răng miệng. Giáo trình sau đại học 2010, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

4. PHAN THỊ TRƯỜNG XUÂN (2013): Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại TP Long Xuyên – Tỉnh An Giang. Hội nghị khoa học kỹ thuật đại học Y Dược TP. HCM lần thứ 35- Chuyên đề Răng Hàm Mặt. Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh; số 2, 72-77.

5. PHAN THỊ TRƯỜNG XUÂN (2015): Tình hình sâu răng giai đoạn sớm và yếu tố liên quan của học sinh 12 và 15 tuổi tại thành phố Long Xuyên - Tỉnh An Giang. Báo cáo nghiên cứu khoa học Bệnh viện Mắt-TMH-RHM An Giang năm 2015.

TIẾNG ANH

6. PITTS N.B (2004): Are we Ready to Move from Operative to Non-Operative/ Preventive Treatment of  Dental Caries in Clinical Practice? Caries Res 2004; 38: 294-304.

7. PETERSEN, P. E. (2005): Priorities for research for oral health in the 21st Century - the approach of the WHO Global Oral Health Programme. Community Dental Health, 22, 71-74.

8. The American Academy of Pediatric Dentistry (2014): Guideline on Caries-risk Assessment and Management  for Infants, Children, and Adolescents. Pediatric Dentistry;2014, Vol. 36 Issue 6: 127-134.

9.The American Academy of Pediatric Dentistry (2015):  Guideline on Caries-risk Assessment and Management for Infants, Children, and Adolescents. Accessed 3/8/2016.


ThS.Bs Phan Thị Trường Xuân
Thông tin cùng nhóm
Trăm thứ bệnh bắt đầu từ... miệng
 

Chúng ta biết rằng các loại thực phẩm, nước uống kể cả bia rượu, khói thu....

Chuyện cái răng cái tóc
 

Người xưa có câu: “Cái răng....

DINH DƯỠNG VỚI SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
 

Vai trò của dinh dưỡng với sức khỏe răng miệng:

Như ....

CÁC RĂNG CỬA HÀM TRÊN NGẦM NGUYÊN NHÂN, CHẨN ĐOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
 

Dịch từ:Impacted maxillary incisors: Causes, Diagnosis and Management<....

Quy trình dinh dưỡng cho các bệnh theo chuyên khoa
 
Tổ dinh dưỡng  ban hành quy trình dinh dưỡng cho các bệnh theo chu....
Những điều nha sĩ cần biết về COVID-19
 

 

Vào cuối năm 2019, một đợt bùng phát viêm phổi kh....

Thực hiện 3 sạch để phòng bệnh tay chân miệng
 

Thực hiện 3 sạch để phòng bệnh tay chân miệng

 
   
   
Trang chủ | Giới thiệu | Chuyên khoa | Dịch vụ | Tin tức | Liên hệ| DSLHKB
© BV Mắt - TMH - RHM An Giang
Designed by TVN