Untitled Page
  "Kỹ thuật cao, chất lượng cao, hiệu quả cao"
Lượt truy cập: 517229
Đang trực tuyến: 17
                  Đề Án 06 
+ Lời giải từ những người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm  
+ 3 cách thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy trong khám chữa bệnh 
+ Tài liệu tuyên truyền quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử 
+ Thông tin cần biết về đề án 06, chuyển đổi số nền tảng kiến tạo
 
 
 
 
Cần phát hiện và điều trị kịp thời nhược thi ở trẻ em

Bệnh nhược thị

1. Nhược thị là gì?

Nhược thị là thị lực ở một mắt giảm, còn gọi là bệnh mắt lười không chịu nhìn.

Thời điểm chữa nhược thị là càng sớm càng tốt, trước 9 tuổi.

2. Tại sao lại trước 9 tuổi?

Thị lực của trẻ bình thường hình thành từ lúc mới sinh và tăng dần. Trong những năm đầu đời, hệ thống thị giác thay đổi rất nhanh, và thị lực cũng vậy. Nếu trẻ không dùng mắt một cách bình thường thì thị giác không phát triển và có thể giảm đi. Sau 9 tuổi hệ thống thị giác phát triển toàn vẹn và ổn định vĩnh viễn.Sự phát triển thị lực ở cả 2 mắt bằng nhau là điều cần thiết để có thi giác bình thường.

3. Khi nào nên đi khám mắt?

Tất cả trẻ em trước 4 tuổi nên đến gặp BS nhãn khoa nếu cha mẹ thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở mắt như: trẻ nheo mắt, nghiêng đầu khi xem ti vi, mắt lé/lác…hoặc gia đình có người thân bị mắt lé, đục thuỷ tinh thể (cườm khô) hay những bệnh lý nặng ở mắt…

4. Do đâu gây nhược thị?

Nhược thị do nhiều nguyên nhân tác động đến việc nhìn bình thường và sự phát triển thị giác. Một số bệnh lý di truyền có thể gây nhược thị.

3 nguyên nhân chính:

a. Lé:

Một mắt lé là do cơ thể không sử dụng mắt đó để nhìn mục đích là tránh nhức đầu do nhìn 2 hình, trẻ chỉ nhìn bằng mắt có thị lực tốt và loại bỏ hình ảnh mắt bị mờ.

b. Độ khúc xạ (độ cận/viễn/loạn) ở 2 mắt chênh lệch nhiều:

Mắt có độ khúc xạ nhiều sẽ không được sử dụng nữa, trở thành nhược thị. Loại nhược thị này rất khó phát hiện sớm vì trẻ bề ngoài tưởng như có thị giác bình thường nhưng thực ra một mắt đã có thị lực rất kém và sau đó mắt này sẽ bị lé dần.

Nhược thị cũng có thể xảy ra ở cả 2 mắt nếu cả 2 mắt đều nhìn mờ như bị cận/viễn/loạn quá nặng.

c. Các môi trường trong suốt của mắt bị đục:

Các môi trường trong suốt của mắt là: Giác mạc, Thuỷ tinh thể, pha lê thể. Một trong các môi trường này bị đục (như đục thuỷ tinh thể) thì sẽ có thể gây nhược thị.

5. Chẩn đoán nhược thị bằng cách nào?

Nhận biết mắt trẻ bị nhược thị không phải là dễ dàng. Trẻ không thể ý thức được một mắt nhìn rõ và một mắt nhìn mờ trừ khi cha mẹ thấy trẻ bị lé hay có những bất thường khác.

Một mắt mờ không có nghĩa là trẻ bị nhược thì mà trẻ có thể chỉ bị tật khúc xạ và lúc đó cần phải đeo kính.

Kiểm tra thị lực ở trẻ nhỏ rất khó, và bác sĩ nhãn khoa cần làm một số thử nghiệm đặc biệt để phát hiện sự khác biệt về thị lực, như: đo độ khúc xạ 2 mắt, quan sát phản ứng của trẻ khi che một mắt. Nếu một mắt bị nhược thị và mắt kia tốt thì trẻ sẽ cố gắng kéo miếng che mắt và khóc…

Ngoài ra bác sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra loại trừ một số bệnh lý gây mờ mắt ở trẻ như: cườm (đục thuỷ tinh thể), viêm giác mạc, u…

6. Nhược thị có thể chữa được không?

Chữa nhược thị tuỳ thuộc vào:

- Độ nặng lúc phát hiện bệnh

- Tuổi của trẻ lúc bắt đầu điều trị.

Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm, thị lực của trẻ hầu hết được cải thiện.

Nhược thị do lé hay bất đồng khúc xạ có thể điều trị thành công trước 9 tuổi, tuổi lớn hơn thường điều trị khó khăn hơn.

Nhược thị do các môi trường trong suốt của mắt bị đục cần được phát hiện sớm và điều trị ngay (ví dụ: đục thuỷ tinh thể bẩm sinh) ở những tháng đầu sau sinh thì tỷ lệ thành công cao.

7. Tại sao phải điều trị nhược thị?

Nếu không điều trị sẽ gây:

- Mắt nhược thị nặng thêm và mất thị lực vĩnh viễn.

- Trẻ không nhận biết được hình nổi (hình 3D)

- Nếu mắt tốt chẳng may bị bệnh thì trẻ sẽ bị mắt kém suốt đời.

Cần phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa bác sĩ nhãn khoa và cha mẹ trẻ để điều trị có kết quả.

8. Nhược thị được chữa như thế nào?

a. Che mắt:

Che mắt tốt để bắt trẻ nhìn bằng mắt kém để mắt mạnh hơn. Liệu trình che mắt sẽ được bác sĩ nhãn khoa chỉ định dựa trên mức độ nhược thị và tuổi. Ngay cả khi thị lực mắt kém đã được phục hồi thì vẫn nên che mắt vài giờ/ngày trong vài năm để duy trì sự cải thiện này, nếu không mắt dễ bị nhược thị trở lại.

Trẻ không bao giờ muốn che mắt tốt và phải nhìn mờ, vì vậy cha mẹ phải giúp đỡ, khuyên bảo trẻ tuân thủ điều trị.

b. Đeo kính để sửa độ sai lệch khúc xạ:

Nếu đeo kính mà thị lực không đạt trên 8/10 thì lúc đó phải che mắt.

c. Điều trị nguyên nhân:

Phẫu thuật lấy cườm và đặt kính nhân tạo nếu trẻ bị cườm.

Đeo kính hay phẫu thuật thường không thể làm hết nhược thị mà mắt bị nhược thị cần phải tập luyện để mạnh hơn bằng cách che mắt tốt, và bắt mắt nhược thị làm việc.

 


Nguồn: Hiệp hội nhãn khoa Hoa Kỳ 2010
Thông tin cùng nhóm
Ký sinh trùng ở mắt có liên quan đến ốc bưu vàng
 

Ngày 30/3/2011, Bác sỹ khoa Đáy mắt Bệnh viện Mắt TPHCM đã phẫu th....

Những điều cần biết về bệnh mắt hột
 

Bệnh mắt hột chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh nhân tới khám tạ....

Bệnh Glaucoma và cách điều trị
 
Glaucom là một tình trạng bệnh lý tại mắt gây tổn thương tiến triển thị thần kinh, nếu không được ch....
Ðau mắt đỏ, dùng thuốc thế nào cho đúng?
 

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, phát triển thành dịc....

Nhỏ thuốc tùy tiện có thể gây mù
 

Tùy tiện nhỏ mắt bằng corticoid (nhóm thuốc kháng viêm, chống dị ứn....

Khô mắt, bệnh lý thời hiện đại
 

Những tưởng chỉ có trẻ em thiếu dinh dưỡng, người cao tuổi bị khô mắt, bây ....

Giữ gìn đôi mắt đẹp
 
Làm việc với máy tính lâu dài có thể làm cho....
Hàng triệu học sinh có nguy cơ mù loà
 

Đáng báo động là tật khúc xạ đang có chiều hướng gia tăng đ....

Đã xác định được tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ ở TP.HCM
 

Enterovirus và adenovirus là hai tác nhân chính g&ac....

CHĂM SÓC MẮT CỘNG ĐỒNG: TẦM SOÁT ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM CÁC BỆNH VỀ MẮT GÂY MÙ CÓ THỂ PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA ĐƯỢC
 

Hàng năm đến ngày thứ năm, tuần thứ hai của tháng 10 là ngà....

12
 
   
   
Trang chủ | Giới thiệu | Chuyên khoa | Dịch vụ | Tin tức | Liên hệ| DSLHKB
© BV Mắt - TMH - RHM An Giang
Designed by TVN